Hiện nay, đa phần những dòng bếp từ từ tầm trung đến cao cấp đều được thiết kế, trang bị tính năng Booster. Chức năng Booster trên bếp từ có công dụng nấu chín thức ăn nhanh chóng hơn. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, cũng như ưu và nhược điểm của chức năng này. Hãy cùng Nhabepmart.com tìm hiểu về chức năng này nhé!
[Review] Chức năng Booster trên bếp từ và những điều cần biết
Chức năng Booster trên bếp từ là gì?
Thực tế Booster là phím tắt để giúp bạn đẩy công suất lên lớn hơn so với bình thường. Ví dụ như một số bếp từ có chú thích: Công suất tối đa của một vùng nấu trên bếp từ là 2000W. Tuy nhiên khi sử dụng tính năng Booster thì chúng ta có thể tăng lên đến 3000W. Vì đẩy công suất lên cực đại so với chức năng hoạt động vốn có.
Chính vì vậy bếp từ thường chỉ duy trì chế độ Booster trong khoảng 10 phút rồi tự động hạ công suất. Không những vậy các vùng nấu còn lại không dùng tính năng Booster. Hay sẽ không nấu được hoặc sẽ chỉ dùng được các mức công suất thấp (tính năng tự động san sẻ công suất để giúp đảm bảo an toàn trên bếp từ).
Bếp từ nào có thiết kế tích hợp Booster đều có mạch công suất điều chỉnh được đến mức công suất cao. Để từ đó sử dụng trong điều kiện quá tải ngắn hạn nhất. Và bên cạnh khả năng nấu được ở mức công suất lớn nhất. Thì nó cũng có thể duy trì ổn định ở các mức công suất nhỏ và bình thường. Để có thể sử dụng khi nấu các món kho, hầm và giữ ấm. Đây cũng chính là đặc điểm ở các loại bếp từ được quảng cáo là có Inverter. Chính vì vậy mà chỉ có những loại bếp cao cấp nhập khẩu có giá trên 10 triệu mới thường tích hợp tính năng này.
Chức năng Booster trên bếp từ là gì?
Bếp từ Bosch là một trong những sản phẩm điển hình được tích hợp chức năng Booster. Đây là dòng bếp hiện đại cao cấp dược rất nhiều chị em ưa dùng. Xem ngay top bếp từ bosch được ưa chuộng nhất hiện nay.
Ưu điểm và nhược điểm của chức năng Booster
Ưu điểm
Chức năng chính của tính năng Booster trên bếp từ chính là đẩy nhanh thời gian nấu lên mức tối đa nhất. Với tính năng này, thời gian đun nấu thậm chí được đẩy nhanh hơn tới 50% so với mức nấu nướng bình thường.
Bình thường, tính năng Booster được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp cần đun sôi nhanh các chất lỏng. Ví dụ như đun sôi nước để nấu canh, luộc rau,…những món ăn không cần nhiều thời gian. Tính năng nấu nhanh Booster có khả năng đun 1 lít nước chỉ trong 3 phút một cách nhanh chóng hơn so với bếp gas.
Không những thế, việc tập trung công suất lớn nhất để tạo một lượng nhiệt lớn cũng giúp món ăn chín nhanh hơn rất nhiều. Ví dụ với các món như món xào, rau quả luộc, hấp,… Thì chúng ta cần có nhiệt cao và nấu thật nhanh để món ăn giúp đảm bảo chất dinh dưỡng, không bị dai, chảy nước,… Vì vậy, tính năng Booster không chỉ sử dụng trong lúc nấu nhanh chóng. Mà nó còn để chế biến các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng nhất.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà tính năng Booster mang lại thì tính năng này cũng có những mặt nhược điểm nhất định.
Nếu người dùng quá lạm dụng tính năng này sẽ khiến giảm tuổi thọ của bếp. Bởi gây ra hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt. Và đoản mạch do gia tăng điện áp đột ngột khiến các bo mạch và các linh kiện khác bị hư hại.
Ưu điểm và nhược điểm của chức năng Booster
>> xem thêm
Review tiện ích máy rửa bát 12 bộ hãng Bosch được yêu thích nhất 202
[Hot] Có nên có mua máy rửa bát mini cho gia đình bạn hay không?
Những lưu ý khi sử dụng chức năng Booster
Để bếp từ được bền lâu, bạn cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng chức năng Booster:
– Chỉ sử dụng tính năng Booster trong hoàn cảnh thật sự cần thiết. Nhằm tránh những rủi ro sụt điện dẫn đến chập cháy thiết bị. Tránh dùng chức năng này quá nhiều lần bởi độ bền và tuổi thọ của bếp sẽ bị giảm xuống.
– Nên cho bếp từ hoạt động từ các mức công suất từ nhỏ nhất đến lớn dần dần. Chúng ta không nên vừa khởi động bếp đã ngay tức khắc bật chế độ Booster.
– Tùy loại bếp từ mà thời gian sử dụng tính năng này chỉ từ 5 – 10 phút. Tránh sử dụng tính năng Booster quá lâu. Bởi vì khi dùng tính năng này, các mạch điện từ và cuộn dây của thiết bị sẽ nóng lên một cách nhanh. Nếu quá nhiệt độ thì tính năng này ngay lập tức sẽ được ngắt. Sau đó bếp trở lại trạng thái lúc đầu.
– Khi đang dùng tính năng Booster trên 1 vùng nấu mà muốn chuyển sang tính năng cho vùng nấu khác, Thì các bạn phải thực hiện giảm nhiệt độ ở vùng nấu đó xuống mức nhiệt thấp nhất. Để giúp bếp không vượt quá công suất cho phép.
Những lưu ý khi sử dụng chức năng Booster
Trên đây là những chia sẻ về chức năng Booster trên bếp từ mà Nhabepmart.com cung cấp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và gia đình.